Nhiều người khi nhìn vào bảng chữ cái đều thấy rõ sự khác biệt lớn giữa tiếng Hàn và tiếng Việt nên cho rằng việc học ngôn ngữ vì thế sẽ rất khó khăn. Nhưng có thật như vậy?
1.Nhìn lại về nguồn gốc nguyên thủy của ngôn ngữ
Theo nhiền nguồn tài liệu từ các nhà ngôn ngữ học, nhà sử gia, ngôn ngữ không xuất phát từ một nguồn gốc riêng biệt nào cả. Con người ở xã hội cổ đại ban đầu tạo ra ngôn ngữ biểu tượng vì mục đích ký hiệu phân biệt sự khác nhau cho các vật thể.
Ví dụ: Những người du mục ngày xưa vì muốn đánh dấu phân biệt giống đực, cái giữa các loài (cừu, dê, …) và họ bắt đầu sử dụng các kí hiệu nhận dạng cho chúng. Theo thời gian, ngôn ngữ phát triển vì mục đích giao tiếp giữa người với người. Khi ấy các kí hiệu, biểu tượng bắt đầu mang ý nghĩa riêng không chỉ giới hạn trong việc đánh dấu nữa. Do đó có thể nói ngôn ngữ là văn hóa lâu đời nhất của một quốc gia và thể hiện quá trình phát triển của nền văn minh đó.
2. Tiếng Hàn và tiếng Việt khác nhau như thế nào?
2.1. Rõ ràng khác biệt về chữ viết
Có lẽ về mặt chữ viết dễ dàng ai cũng nhận thấy Khi nhìn bảng chữ cái hệ thống trong tiếng Hàn và tiếng Việt sẽ nhận ra có sự khác biệt rõ rệt. Tiếng Việt sử dụng bảng chữ cái Latinh còn tiếng Hàn dùng bảng chữ cái riêng của họ gọi là bảng chữ "Hangul" tượng thanh, tượng hình.
2.2. Về cấu trúc câu có nét riêng biệt
Trật tự sắp xếp từ trong câu:
Cú pháp của câu vẫn luôn là một vấn đề khó khăn cho người học tiếng Hàn. Đối với tiếng Việt, cấu trúc câu thường tuân theo quy tắc: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ. Tuy nhiên trong tiếng Hàn thì hoàn toàn ngược lại, động từ luôn phải nằm ở cuối câu và theo quy tắc: Chủ ngữ + tân ngữ + động từ. Ví dụ: "Tôi nghe nhạc." trong tiếng Việt thì khi chuyển sang tiếng Hàn sẽ thành:"Tôi nhạc nghe.", thứ tự của các chủ thể trong câu thay đổi một cách rõ rệt như thế.
2.3. Ngữ pháp được xem là yếu tố quan trọng không thua kém
Chia động từ:
Giống như tiếng Anh, động từ và tính từ trong tiếng Hàn cũng phải chia theo thì, và các cấu trúc ngữ pháp nhất định. Nếu như trong tiếng Việt ta chỉ cần thêm từ xác định thì của động từ như “đã” đặt trước động từ trong câu để nói về quá khứ, hay “đang” để chỉ hành động xảy ra ở hiện tại và "sẽ" dùng cho hành động diễn ra trong tương lai thì trong tiếng Hàn, động từ phải biến đổi theo thì. Điều này có đôi phần giống tiếng anh mà chúng ta đã học, nếu ai có vốn từ vựng tiếng anh phong phú thì sẽ càng cải thiện thêm cho quá trình học ngôn ngữ mới này.
Tuy nhiên, đặc biệt hơn nữa, động từ còn biến hóa theo cấp độ kính trọng của người nói đối với người đang giao tiếp. Tiếng Hàn có tới 7 cách biến đổi đuôi khác nhau cho mỗi động từ. Và điểm này vừa là thách thức cho người học vừa tạo nét thú vị cho tiếng Hàn.
2.4. Về mặt ngữ điệu trong câu
Tiếng Việt vốn được xem là một ngôn ngữ thanh điệu, các thanh âm huyền, sắc, ngã, hỏi, nặng của tiếng Việt trong bảng chữ cái tạo nên sự uyển chuyển, tinh tế ý nhị cho ngôn từ biểu đạt. Chính điều này đã tạo cho tiếng Việt có sự nhẹ nhàng, trầm bỗng khi phát âm. Cho nên khi phát âm một số từ Hàn Quốc thì bạn sẽ cảm thấy việc dùng dấu giúp bạn phát âm có phần thuận lợi hơn.
Nắm bắt được những sự khác nhau cơ bản giữa hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt sẽ giúp cho người đang học ngoại ngữ này có thêm được sự hiểu biết và đồng thời tự xây dựng chiến lược phù hợp cho mình để chinh phục tiếng Hàn thành công.
2.5. Từ vựng với sự đa dạng về từ lai và từ du nhập
Giống như Hán ngữ mà người Việt đã vay mượn, tiếng Hàn cũng sử dụng một số từ nước ngoài. Bên cạnh tiếng Trung Quốc, người Hàn có khi còn dùng từ "ngoại" nhiều hơn cả người Việt. Đặc biệt, trong các văn bản khoa học, người Hàn thường hay giữ nguyên các thuật ngữ tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Đức …) và giải thích nó chứ không chuyển nó hoàn toàn sang tiếng Hàn. Có thể vì họ cho rằng, việc này sẽ tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên Hàn Quốc làm quen với các thuật ngữ khoa học được dùng trên thế giới.
Với thông tin chúng tôi cung cấp về những điểm khác biệt giữa tiếng Hàn và tiếng Việt trong bài viết bạn có thể mường tượng ra tiếng Hàn là như thế nào từ những điều khác nhau đơn giản nhất.
Việc học vốn dĩ chưa bao giờ là dễ dàng cả, mỗi người đều có một mục tiêu riêng cho lựa chọn ngôn ngữ chuyên sâu của mình. Bạn hãy cân nhắc trước về mục tiêu mình sẽ đạt được và sau đó khi đã quyết định học thì hãy theo đuổi đến cùng.